Ở Úc có nhiều cách giúp bạn tìm mua được hàng tốt giá tốt rẻ, đặc biệt trong thời buổi lạm phát giá cả tăng cao. Dù bạn là khách du lịch, du học sinh mới đến hay người sống lâu năm, các cách dưới đây hi vọng giúp bạn tiết kiệm chi phí giữa cuộc sống đắt đỏ ở Úc.

1. Săn hàng offline

Bạn cần đến tận nơi để có thể mua được mặt hàng với giá cả rẻ nhất. Đó có thể là

  • Chợ trời, chợ đầu mối (VD Sydney Market, Sydney Fish Market)
  • Cửa hàng op shop, Vinnies
  • Các cửa hàng chuyên bán đồ second hand
  • Cửa hàng dạng Factory (như Nike, Adidas….), Warehouse bán hàng loại 2 (hàng đổi trả Harvey Norman)
  • Hàng lỗi thời, hàng sales khi hết mùa cận date… Woolies, Coles, Ikea, Kmart, BigW…. những loại này bạn không thể tìm thấy trên website vì tùy mỗi cửa hàng còn tồn mà họ muốn đẩy đi với giá thấp nhất

  • Đặc điểm chung của các shop này là có hoặc không có website, hoặc có website nhưng chỉ có sản phẩm tiêu chuẩn, bán đúng giá. Hàng giảm giá là món quà cho ai ghé thăm shop.

Tất cả những cái này bạn search Google Maps sẻ ra. Ví dụ bạn search Google kèm theo chữ market để ra các chợ quanh bạn. VD Fruit Market in Sydney, Seafood Market, Flea Market và xem review, giờ giấc mở cửa để đến cho phù hợp. Các chợ này thường mở cuối tuần và nên lái xe đến vì mua nhiều cho cả tuần. Bạn có thể mua theo thùng rồi share nhau với người quen hoặc bạn bè cho rẻ.

Ưu điểm của loại này là bạn có thể được sờ nắm đánh giá mặt hàng trước khi mua, thỏa mãn thói quen mua sắm mà tiết kiệm tiền, và coi như đó là thú vui, món hời vì hên xui không phải lúc nào thứ bạn cần cũng có. Và cũng có những mặt hàng bán đắt hơn ở siêu thị hay online.

Nhược điểm là bạn phải đến tận cửa hàng (lái xe), và đôi khi tốn thời gian và không mua được gì coi như đi tập thể dục và hít khí trời.

2. Săn hàng online

Dạng này thích hợp với các bạn trẻ, du học sinh, người bận rộn. Bạn có thể canh mua

  • Hàng siêu thị Wollies, Coles, ALDI bắt đầu thứ 4 hàng tuần
  • Hàng siêu thị Costco có deal hàng tháng (public cuối tháng), hoặc thi thoảng member appreciation thứ 6 hàng tuần
  • Website chuyên tổng hợp deal online rất uy tín như ozbargain
  • Marketplace như Facebook, Gumtree, Ebay. Trên FB Marketplace hoặc Pay it forward có rất nhiều thứ free từ máy cafe, xe đạp, điện thoại đồng hồ cũ….
  • Hàng Clearance online của các hãng bán lẻ hay hãng thời trang: Kmart, BigW, Ikea, Decathlon, Nike, Adidas, … đặc biệt các lúc giao mùa. Tốt nhất mua online nếu được.
  • Amazon thi thoảng cũng có deal tốt và mua định kỳ khá rẻ (subscribe and save) và đỡ phải tha lôi (VD giấy vệ sinh, bột giặt…) nhiều khi rẻ hơn siêu thị.
  • Các website review so sánh giá: Canstar, iselect, productreview

Các dịp sales lớn như EOFY, Black Friday, Xmas cần lưu ý check giá trước đó vì nhiều khi giá không hẳn rẻ hơn so với các đợt sales bình thường trong năm.

Ngoài ra các dịch vụ hàng tháng như điện, điện thoại, internet, lãi suất, bảo hiểm (người, nhà, xe), xăng dầu… đều có các trang web chuyên biệt so sánh để bạn có thể chọn ra nhà cung cấp uy tín và giá cả tốt nhất. Mình có liệt kê tất cả ở cuối bài.

Tiếp theo mình chia sẻ các kinh nghiệm cá nhân khi chọn mua các nhóm mặt hàng cụ thể.

3. Hàng thực phẩm

Hàng thực phẩm giá 50% các siêu thị lớn Woolworths, Coles sẽ công bố tối thứ 3 hàng tuần, và bắt đầu áp dụng từ thứ 4 đến hết thứ 3 tuần tới.

Mặt hàng sẽ thay đổi hàng tuần và hàng hot sẽ thường cháy hàng nhanh. Gạo hay cafe là các mặt hàng mình thường hay tìm vì mỗi lần có thể tiết kiệm được 10-20 đô.

Bạn đặt mua online và đến pick up là tiện nhất. Hoặc bạn đến cửa hàng, lấy cuốn catalogue để xem các mặt hàng giảm giá và mua.

Mua hàng imperfect / odd (rau củ quả, đồ hộp) giá cũng rẻ hơn, chất lượng không khác bình thường như hình thức xấu hơn, vẹo, dị dạng, xước… Các siêu thị đắt như Harris Farm cũng các chương trính special giá rẻ.

Nếu bạn không thể tìm thấy deal của WW & Coles, thì Aldi hay Costco là lựa chọn hợp lý.

Aldi giá rẻ nhưng hiếm khi có deal 50%.

Links check hàng giảm giá

Costco phân bố ít vì là đại siêu thị gồm cả thực phẩm, gia dụng…. giá rẻ và khối lượng đóng nhiều hơn các siêu thị trên. Bạn cần có thẻ thành viên để vào, hoặc đi mượn / nhờ cùng người khác.

Ngoài ra bạn cũng có thể đi các chợ ở vùng nhiều người châu Á hoặc các chợ lớn chuyên bán rau củ quả, thực phẩm cuối tuần, giá cũng có thể rẻ hơn siêu thị một ít.

Ngoài ra bạn có thể search các hãng có sản phẩm dùng thử miễn phí.

Danh sách các siêu thị ở Úc

#NameWebsite
1Woolworthshttps://www.woolworths.com.au/
2Coleshttps://www.coles.com.au/
3Aldihttps://www.aldi.com.au/
4Costcohttps://www.costco.com.au/
5IGAhttps://www.iga.com.au/
6Harris Farm Marketshttps://www.harrisfarm.com.au/

Catalogue của các hãng bán lẻ

#NameWebsite
1Shopfullyhttps://www.shopfully.com.au/
2Catalogueshttps://www.1catalogue.com.au/

Mình thì thích săn deal cafe, gạo, dầu ăn vì giá tiền lớn, mua dùng được lâu và tiết kiệm được nhiều

Cafe

Mình thích cafe bean to cup nên mua cà phê hạt về uống rất thích. Khi có deal giảm giá, $20/kg uống cả tháng so với $20 chỉ đủ mua 4 ly cafe uống trong vòng 1 tuần, ai uống 2 ly/ ngày thì có khi 1 cuối tuần hết $20 cafe.

Nếu bạn uống cafe sữa (cappuccino hay late) thì độ mạnh (strong) 7/10 ok, còn nếu uống piccolo hoặc espresso ít hoặc không sữa thì độ mạnh 5/10 ok.

Cá nhân thì mình thích Lavazza Espresso Barista Gran Crema 7/10 nhất, pha cappuccino hay late rất thơm và đượm vị. Dòng 9/10 có lẽ hợp với ai thích cafe hạng nặng hơn, dân Úc có vẻ thích dòng này. Có người thì thích dòng Oro, hoặc có người thích dòng nhẹ nhàng là Moccona. Một số quán cafe thì mình thấy họ dùng Delonghi signature. Bạn thử một hai lần sẽ tìm ra khẩu vị yêu thích của mình.

Các bạn cũng có thể check deal cafe trên Amazon, có nhiều lựa chọn hơn so với siêu thị.

Best coffee bean deals Australia

Gạo

Gạo trong siêu thị Jasmice là hợp với người Việt. Nếu bạn thích ăn khô thì gạo siêu thị ok, còn không thì bạn cần mua về trộn chung với gạo Thái như trái bưởi (Pomelo) hoặc thậm chí gạo nếp. Mình trộn cả hạt vào để ăn.

Gạo thì thường chọn Royal của Thái khá dẻo, và rẻ hơn trái bưởi Pomelo. Gạo Hinata thì cũng ok đắt hơn chút $3/kg (bình thường là $6/kg), gạo này nhìn giống Nhật vì có thể dùng nấu sushi, chủ là Úc (Sunrice) nhưng đây là gạo từ Việt Nam. Mặt sau bao bì sẽ có made in Vietnam.

Cá nhân mình thích nấu cơm chung với hạt Quinoa hoặc Millet (hạt kê), vàng dẻo và rất thơm. Hoặc nấu cháo cũng rất ngon. Nếu là người Úc hoặc chọn tiện thì rõ ràng Oats rẻ và nhanh hơn. Nhưng là người Việt, cơm ăn chung với thức ăn, mình vẫn chọn gạo nấu chung với các loại hạt như Millet hoặc Quinoa (mọi người đừng nhầm lẫn với hạt Chia)

Check giá các loại hạt trên Amazon

2. Hàng gia dụng, quần áo

Facebook Marketplace là một kênh phổ biến để tìm mua hàng cũ, mới, thậm chí xin free.

Ngoài ra Gumtree hay Ebay cũng là một nguồn tốn. Gumtree ở Úc giống như chợ trời online, bạn có thể tìm được deal tốt trên đó (giống như Craglist ở Bắc Mỹ).

Chợ trời offline (flea market) thì các vùng đều có và hay họp vào cuối tuần bạn có thể tìm các events trên facebook. Các cửa hàng Op shop, Vinnies (Opportunity shop) phổ biến ở Aus & NZ.

Cach-tim-cac-cua-hang-ban-do-cu-gia-re-o-Sydney

Cách tìm các cửa hàng bán đồ cũ giá rẻ ở Úc

Kmart, BigW là các siêu thị gia dụng lớn và giá rẻ nổi tiếng ở Úc. Bạn có thể tìm các deal clearance và giảm giá 50%. Hàng clearance thì stock thường thấp nên cần nhanh tay và lưu ý không phải clearance nào cũng sales nhiều.

Mình tổng hợp Kmart deal clearance, giảm trên 50% và stock available thứ 5 hàng tuần.

Ngoài ra bạn có thể ghé mua đồ đại siêu thị Bunnings, Ikea (nội thất, gia dụng), Decathlon (quần áo đồ thể thao) giá cả cũng rất phải chăng.

#NameWebsite
1Kmarthttps://www.kmart.com.au/
2BigWbigw.com.au/deals
3Bunnings Warehousehttps://www.bunnings.com.au/
4Ikeahttps://www.ikea.com/au/en/
5Decathlonhttps://decathlon.com.au/

Hàng Kmart vốn giá đã tốt nếu gặp hàng clearance thì càng rẻ nữa.

Hang-kmart-gia-re

Hàng năm có các deal blackfriday (cuối tháng 12), EOFY (cuối tháng 6) sales khá nhiều. Tuy nhiên có những hãng nâng giá rồi sales nên cần lưu ý.

Ngoài ra bạn cũng có thể tìm thấy các deals và coupons giảm giá, hoàn tiền.

OzBargain cái gì cũng có từ điện máy, ăn uống, khóa học, khá uy tín và có chọn lọc.

Groupon về các chương trình ăn uống, du lịch, dịch vụ, trải nghiệm.

Cash rewards mua, thanh toán và nhận lại tiền hoàn. Thông thường chỉ 1-10%, nhưng khi special sẽ là 20-50%. Mình thích các deal về pizza (40-50%), rượu (20-40%), hay mua sắm, du lịch.

#WebsiteWebsite Link
1OzBargainhttps://www.ozbargain.com.au/
2Grouponhttps://www.groupon.com.au/
3Cash Rewardshttps://www.cashrewards.com.au/
4Shopbackhttps://www.shopback.com.au/

Deal trên Cashrewards thường xuất hiện nhiều nhưng thời gian ngắn, các deal Pizza cash back 100% (Cap $10-$15) thường xuyên và hữu ích nhất. Bạn mua Pizza, thanh toán và sau đó nhận lại tiền hoàn.

Ví dụ chương trình cap $15, tức là bạn được hoàn tối đa 15 đô

  • Bạn order $12 và thanh toán, sau đó được hoàn lại $12, tức là bạn có bữa pizza miễn phí
  • Bạn order $20 và thanh toán, sau đó được hoàn lại $15, tức là bạn trả $5 cho bữa ăn $20

https://refer.cashrewards.com.au/x/uBLFWc

Ngoài ra bạn cũng có thể kiếm tiền mua ly cafe sáng hay chai rượu vang bằng cách làm khảo sát online kiếm tiền uy tín nhất tại Úc Octopus lúc rảnh rỗi. Tất nhiên không phải hôm nào cũng có survey.

https://my.octopusgroup.com.au/register/cbc678b5-f643-4620-bb13-662165fa05c5

Làm khảo sát kiếm tiền trên, tìm hiểu thêm tại Octopus

3. Các mặt hàng khác

Điện, điện thoại, internet cũng là các chi phí bắt buộc và khá nhiều hàng tháng. Bạn nên tham khảo so sánh trước khi lựa chọn hoặc chuyển nhà cung cấp. Một mẹo nhỏ là gọi trực tiếp lên hệ thống để nói chuyện và mặc cả. Khi bạn nói bạn tìm thấy deal khác tốt hơn, chuyển nhà cung cấp họ sẽ thường đưa ra offer tốt cho bạn và thường kéo dài 1 năm. Gần hết 1 năm bạn lại gọi lại hoặc chuyển nhà cung cấp. Lưu ý bạn cần phải gọi, vì tìm trên web hoặc ra cửa hàng thường là chương trình cố định và không linh hoạt giá cho bạn được.

Lãi suất, thẻ tín dụng cũng có thể áp dụng cách tương tự.

Mình để link so sánh tiền điện bên dưới, các web này cũng có so sánh cho internet, điện thoại.

#NameWebsite
1Canstar Bluehttps://www.canstarblue.com.au/electricity/cheapest-electricity-plans-nsw/
2Finderhttps://www.finder.com.au/energy
3iSelecthttps://www.iselect.com.au/energy/
4Compare the Markethttps://www.comparethemarket.com.au/energy/
5Gov toolshttps://www.energymadeeasy.gov.au/

Xăng dầu cũng là một chi phí phổ biến, các website sau giúp bạn tìm được giá xăng rẻ nhất ở gần bạn

#NameWebsite
1FuelCheckhttps://www.fuelcheck.nsw.gov.au/
2Petrol Spy Australiahttps://petrolspy.com.au/
3MotorMouthhttps://motormouth.com.au/
4FuelWatch Western Australiahttps://www.fuelwatch.wa.gov.au/
5GasBuddyhttps://www.gasbuddy.com.au/

Bạn sống ở tiểu bang nào thì vào web tương ứng, dùng bản đồ trên web đó để định vị chỗ của bạn, chọn loại xăng. Web sẽ hiện các cây xăng xung quanh với giá cho loại xăng bản chọn. Sau đó bạn chọn chỗ rẻ nhất để đổ.
Ví dụ ở NSW dùng Fuel Check mình chọn Postcode 2200 cho Bankstown xăng 94 thì 2 cây giá đỏ là giá rẻ nhất TEMCO hoặc Metro chỉ 169.9c/l, trong khi có cây BP tận 194.9c/l.

Cách tìm cửa hàng bán xăng rẻ nhất ở gần bạn ở NSW

Ngoài giá cả bạn cũng có thể tìm các đánh giá về sản phẩm bạn cần mua để có lựa chọn đúng nhất đặc biệt mua sắm các đồ gia dụng, điện máy, lâu bền, giá tiền lớn.

#NameWebsite
1Real customer reviewhttps://www.productreview.com.au/
2Canstar Bluehttps://www.canstarblue.com.au/
3Finderhttps://www.finder.com.au/
4Choicehttps://www.choice.com.au/
5Trustpilothttps://au.trustpilot.com/
6WhistleOuthttps://www.whistleout.com.au/

Kết luận

Hi vọng các đường link và gợi ý trên sẽ giúp bạn mua sắm tiết kiệm và hiệu quả nhất giữa thời buổi lạm phát cao. Nếu bạn có thêm cách và mẹo, vui lòng để lại comment.

Mình thường xuyên các deals và tips ở trên FB group.

Các loại hạt, thực phẩm tốt mà mình hay ăn, nấu chung với cơm hoặc trộn salad trên Amazon.


Toivivu & nhóm FB người Việt tại Úc

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here