Sydney 22:22 22.2.2022
Khi con gái đặt chân tới Sydney biết rằng cuộc sống sẽ thay đổi.
Xa rời thể thao
2022 xa rời thể thao, lao ra nhà trẻ. Trẻ bên này chỉ đi học từ 8:45 đến 14:45, thời gian còn lại là dành cho gia đình, hay tập luyện thể thao, nhà trường hết trách nhiệm. Trông trẻ ngoài giờ cũng có nhưng giá khá đắt.
Sáng vợ đi làm sớm về sớm đón con, chồng đi làm muộn chiều tối về muộn, nên bữa tối cơ bản là bữa sum họp gia đình nên không nỡ đi chạy. Ngày xưa đi chạy đến 9-10h đêm về đến nhà là rất bình thường. Nhưng bây giờ tạm thời gác lại, có thể sẽ khởi động lại khi thấy phù hợp.
Đưa con tới trường hay đi bộ cả gia đình làm mình đi bộ chậm lại khá nhiều, bình thường tốc độ của mình nhanh hơn người xung quanh. Cái này là có chủ đích và học theo người Nhật. Nếu đi bộ vô thức thì cũng chỉ lề rà như mọi người.
Cả nhà mình đều đi bộ khá nhiều so với dân ở đây vì mình ít dùng xe hơi mà đi tàu.
Từ nhà ra ga khoảng 800m, đường hơi dốc và tính ra leo khoảng 3 tầng cầu thang, rồi đi bộ ga ra chỗ làm. Ngày 2 lượt tính ra đi bộ ít nhất khoảng 2km và 4 tầng cầu thang lên xuống. Con gái cũng đi bộ đến trường 1km 1 lượt và đường cũng hơi dốc.
Cuối tuần cho con gái đạp xe, đường và công viên cũng hơi dốc và con chưa quen, và cũng chỉ đạp 2-3km là hết hơi, mà 2-3km với bố chỉ chưa đủ để warm up. 20km mới tính là chạy đủ bài.
Từ tập chân chuyển qua tập tay. Ngày nào trước bữa ăn sáng, ăn tối và trước khi đi ngủ con gái cũng nhảy lên lưng là 2 cha con làm bài chống đẩy. Con 20k + bố 60kg = 80kg. Mỗi lần chống 10 -15 cái và đếm to và nhẹ nhàng 1 to 10. Đẩy được càng nhiều và đếm đc càng to rõ ràng về cuối là càng khoẻ.
Khi chống đẩy xong thì giữ tiếp giống như Plank, rồi sau đó gập và duỗi người khi 2 tay và 2 chân vẫn chạm đất để giãn cột sống. Chống đẩy xong thì đứng dậy làm động tác tay nọ chạm mũi chân kia để giãn cơ tay và đốt sống. Coi như xong bài tập thứ 2.
Bài tập thứ 3 thì 2 bố con nằm ngoắc chân vào nhau và gập người ngồi dậy tập cơ bụng và cơ hông. Nhà đông người có thể tất cả các thành viên ngoắc chân vào nhau cùng làm. Vợ lười phi thể thao nên về cơ bản không tính cho nhanh.
Cả 3 bài tập nhanh và nhẹ nhàng chắc chưa tốn 5 phút, ngày 15 phút, nhưng tập nhiều tập đều sẽ có tác dụng.
Ăn uống sát sao
Trước giờ chuyện ăn uống với mình không quá quan trọng. Mình đọc ở đâu đó thời đại này người ta nhập viện vì ăn nhiều, chứ không ai phải cấp cứu sau một thậm chí vài ngày nhịn đói. Ăn quá no, mặc quá ấm dễ sinh ra bệnh. Tiểu đường, béo phì, gan nhiễm mỡ…
Con người cần calo (carb) để hoạt động và cần protein cho cơ bắp. Calo thì đến từ carb (như cơm) và fat (dầu mỡ). Người lớn thông thường cần nạp 2000-2500 calorie trong đó carb 45%, fat 25% và protein 20%. Trong quá trình hấp thụ thức ăn chưa 3 cái trên thì sẽ có thêm muối khoáng và vitamin cần thiết cho cơ thể.
Khi vợ về VN và nghỉ Tết dương lịch mình thường ăn ngày 1 bữa lúc 2h chiều, ăn vặt ít hoa quả, lạc hoặc chuối. Và vẫn chạy chiều 10km đơn giản về không ăn tối. Mình giảm 2kg sau 2 tuần và thấy hoàn toàn bình thường.
Khi vợ con quay lại và ít đi chạy thì mình nghĩ đến văn hoá ăn uống của người Nhật mà trước đây có dịp trải nghiệm. Vẫn ấn tượng với bữa sáng đơn sơ và quanh năm giống nhau của vợ mình khi qua Nhật học và sống homestay. Họ chỉ có bánh làm từ bột khoai, sữa chua và hoa quả. Vậy mà họ làm từ sáng sớm đến tối mịt. Tối cũng chỉ mấy thì cơm, con cá nướng, bát canh miso… Vậy mà cũng quen và khoẻ.
Con người có khả năng chịu đựng và thích nghi tốt hơn mọi người nghĩ. Và mình nghĩ mình sẽ ăn theo cách ăn của người Nhật.
Less meat more fish, nếu như người thích giảm cân có thuật ngữ Keto, người ăn chay là Vegan, thì người ít ăn thịt thích ăn cá có thuật ngữ khá lạ pescatarian. Đây là một từ gốc tiếng Ý có liên quan đến cá “pesce” và từ tiếng Anh “vegetarian”.
Người Nhật ăn cá hàng ngày và mình thấy cũng OK. Vì cá biển bớt tanh hơn cá nước ngọt. Người Nhật đa phần là nướng, mình nướng bằng nồi chiên không dầu rất nhanh, nhưng có thể đổi món chiên, hấp, kho, nấu canh cà chua/ dứa. Hải sản thì thật ra cũng không quá đắt, rẻ như thịt. Vì không phải tôm hùm hay bao ngư gì mà toàn là hải sản bình dân mà VN cũng có.
- Mackerel (Cá thu Nhật)
- Sardines
- Herrings (Cá mòi/trích)
- Octopus/Squid (Bạch tuộc/Mực)
- Mussels (Giống ngao)
- Cod
- Yellow tail
- Mullet
- Oyster
- Prawn
Nguyên tắc và ưu tiên là sống ở nước mặt, đánh bắt tự nhiên, loại nhỏ, không nuôi, không sống ở tầng đáy, không phải là loài lớn. Việc này giúp giảm nguy cơ thuỷ cân, tồn kháng sinh, kim loại nặng…. Ví dụ như cá hồi tự nhiên thì rất đắt, còn cá hồi nuôi thì ăn nhiều không tốt.
Thịt thì vẫn ăn gà, heo, bò nhưng hạn chế. Trứng thì ăn bình thường tuần 1-2 bữa.
Cơm và hoa quả thì hạn chế ăn nhiều vì đường nhiều, đường rồi cuối cùng cũng chuyển thành mỡ và khiến đường trong máu cao, hại gan.
Không ăn đậu tương như Nhật nên dùng sữa, mà chỉ ăn sữa chua, không sữa tươi.
Không có sẵn rong biển nhiều thì ăn ít đi. Rau củ thì ăn đa dạng đủ loại như VN.
Tóm lại, vì hoàn cảnh thay đổi nên cách sống và ăn uống cũng thay đổi theo và cuộc đời có thêm điều mới mẻ thú vị. Việc ăn gì tập gì khá quan trọng nhưng cơ thể mỗi người là khác nhau, nên đôi khi việc ăn gì tập gì cũng không quan trọng bằng việc cơ thể bạn phản ứng và xử lý với nó ntn. Nhiều người nghiện rượu, thuốc lá hay đồ ăn nhanh vẫn sống rất khoẻ và minh mẫn. Lắng nghe cơ thể và làm điều mình thích. Hi vọng mọi thứ bền lâu và vui vẻ, ăn như người Nhật, đi bộ nhanh và nhiều như người Nhật và chém gió phần phật như người Việt 🙂
Hôm trước mình viết Covid ngày Valentine xong VN bùng Covid.
Hôm nay viết về sức khoẻ và ăn uống hi vọng VN hết dịch để ăn uống tưng bừng.
Sydney 22:22 22.2.2022