Hôm nay là ngày đọc đến dấy chấm hết của cuốn the Fountainhead Suối nguồn.

Đã mất gần 2 tháng để hoàn thành quyển sách này, đọc trên Kindle nên không thấy sự đồ sộ của nó chứ ai mua sách giấy chắc cầm đi cũng thấy mệt rồi dày 7cm và dài 1200 trang giấy.

Tác phẩm có một số điểm chắc đi ngược lại với khá nhiều người, chính vì vậy mà có rất ý kiến trái chiều về tác phẩm. Đối với bản thân mình thì mình lại rất thích quan điểm của tác giả. Có vài điểm nội bật như sau mà mình thấy tâm đắc.

Chủ nghĩ vị kỷ

Nghe cái tên nó hơi khó hình dung đúng không ạ, rất dễ gây nhầm lẫn với ích kỷ. Nhưng theo tác giả bà Ayn Rand thì Bà tin rằng con người phải chọn cho mình các giá trị và hành động theo lý trí; cá nhân có quyền để tồn tại vì lợi ích của chính bản thân mình, không hy sinh bản thân cho người khác hoặc người khác vì mình, không có cái có quyền áp đặt tiêu chuẩn đạo đức của mình lên người khác bằng bạo lực.

Bà phản đối mạnh mẽ chủ nghĩ vị nhân sinh, là học thuyết đòi hỏi con người phải sống vì người khác và đặt những người khác lên trên bản thân mình.

Từ bé lúc bắt đầu đến trường ta đã được dạy rằng: “ Lá lành đùm lá rách”, “ Bầu ơi thương lấy bí cùng”. Cuộc sống là phải yêu thương, biết giúp đỡ người khác, là phải hy sinh bố mẹ phải hy sinh cho con cái….. nên ai đó chắc sẽ coi cái chủ nghĩ Vị nhân sinh là hoàn toàn đúng, không có gì phải bàn cãi, sao mà bà phải phản đối điều đó. Đề cao cái tôi đó chẳng phải là sự ích kỷ hay sao.

Rand đã xây dựng nhân vật chính Howard, một người anh hung được lý tưởng hóa, một người có những khả năng và sự độc lập mâu thuẫn với xã hội, nhưng luôn luôn bền gan quyết chí đạt được mục đích của mình.

  • Anh bị đuổi khỏi trường vì không đi theo sự hướng dẫn của các giáo sư
  • Anh không tham gia bất kỳ câu lạc bộ hay các tổ chức nào ..
  • Anh không muốn làm việc nhóm hay thiết kế chung với bất kỳ kiến trúc sư nào.
  • Anh đề cao “Mọi sự cô đơn đều là một đỉnh cao”
  • Howard nói “Loài người đã được dạy dỗ rằng đức tính tốt đẹp nhất không phải là đạt được một cái gì đó mà là cho đi một cái gì đó. Nhưng một người không thể cho đi những gì mà anh ta không tạo ra”
  • “Loài người đã được dạy dỗ rằng mối quan tâm đầu tiên của họ là giúp cho người khác bớt khổ đau. Nhưng khổ đau là một căn bệnh. Nhưng khổ đau là một căn bệnh. Chỉ khi có người bị bệnh thì mới cần người đến để giúp giảm bớt sự đau đớn.” Điều đó có nghĩa là muốn trở thành người có đức hạnh theo chủ nghĩ vị nhân sinh thì người ta sẽ mong muốn được nhìn thấy những người khác đau khổ.
  • Loài người được dạy dỗ rằng từ thiện và hy sinh bản thân là những khái niệm tuyệt đối không được phép nghi ngờ, đó là thước đo của phẩm giá, là lý tưởng cuối cùng. Mười ngàn năm sau tiếng nói về phục vụ và hy sinh vẫn còn đó. Hy sinh là nguyên tắc quan trọng nhất của cuộc sống. Hy sinh là cao quý.

Trong cuộc sống của mình, có nhiều quyết định đã bị cho là ích kỷ, có thể coi là bị một số người lên án. Đúng là đọc tác phẩm này mình cũng thấy được phần nào đó con người mình. Điều rất hay là, nhân vật chính trong tác phẩm không cô độc, cũng có những người cùng quan điểm với anh, những người này tâm hồn họ đồng điệu và họ tự tìm, nhận ra nhau và xích lại gần nhau. Mặc dù bị cả thế giới quay lưng nhưng anh vẫn có những người hiểu và ở bên.

Báo chí câu view

Tác phẩm được xuất bản năm 1943, nhưng những gì mà tác giả viết về lĩnh vực báo chí thì thật sự nó đúng cho tới tận bây giờ.

Trong tác phẩm có một tờ báo rất nổi tiếng có tên tờ “Ngọn Cờ” của một ông chủ lớn có tiếng vang ở thành phố NewYork, Wynand. Một tờ báo đắt khách, luôn là sự lựa chọn hang đầu của người dân khi muốn tìm đọc tin tức.

Tại sao tờ Ngọn cờ lại nổi tiếng đến thế. Chính vì sự dẫn dắt và đi theo đường lối của ông chủ của nó. Tờ Ngọn cơ biết công chúng muốn đọc về các vụ án, xì căng đan, và những thứ lá cải mùi mẫn nên họ tạo ra những vụ việc đó để thỏa mãn độc giả. HỌ viết về án mạng, đốt nhà, hiếp dâm, tham nhũng. Chủ tờ báo đưa chủ trương Sex là ưu tiên số một, nước mắt là số hai “phải làm cho khán giả dâm dật và làm cho họ khóc lóc và chúng ta sẽ có tất cả”. Tờ báo làm đủ mọi chiêu trò để lấy lòng độc giả, tạo ra các tin tức, bất kỳ tin gì làm người ta choáng váng. Càng choáng váng càng tốt… bất ký tìn gì càng kích động được nhiều người càng tốt. Khi không có tin gì để viết thì tự tờ báo cũng sẽ biết cách tạo ra những tin giật gân để thỏa mãn tính hiếu kỳ của độc giả.

Chủ tờ báo chính là một trong những nhân vật chính của tác phẩm, Ông biết con người muốn gì và thích gì ông chỉ là làm hài lòng cái nhu cầu đó mà thôi.

Nếu đọc tác phẩm này thì có lẽ chương cuối hay chính đoạn nhân vật chính phải ra tòa vì hành động làm nổ tung chính tòa nhà mà anh thiết kê vì bản thiết kế của anh đã bị chỉnh sửa, bóp méo và thi công lệch đi theo những gì anh đã tạo lên. Tòa nhà đó được xây dựng với mục đích để giúp những gia đình nghèo, những người nghèo có cơ hội được sống ở một nơi tử tế. Và anh đã bị cả xã hội lên án vì hành động ích kỷ.  Một cây bút nổi tiếng của tờ Ngọn cờ TooHey có viết “cái tôi của một người dám chống lại tất cả những khái niệm về tình thương, lòng nhân đạo và tình bằng hữu. Anh đã phá hủy ngôi nhà tương lai của người nghèo, đẩy ngàn người khác về sự kinh hoàng của những ngôi nhà ổ chuột, của sự hôi thối, của bệnh tật và chết chóc…Thì cái tôi của một kẻ khác đã phá tan tành tất cả thành tựu ấy. Và để làm gì cơ chứ? Để thảo mãn thói hám danh phù phiếm, thỏa mãn thói kiêu ngạo rỗng tuêch nào đó. Tôi thật lấy làm tiếc là luật pháp của chúng ta chỉ dừng lại ở mức phạt tù đối với tội này. Kẻ đó cần phải bị tước bỏ cuộc sống. xã hội cần có quyền được loại bỏ ra khỏi nó những người như Howard Roark”.

Chắc hẳn đọc những lời lẽ trên chắc bạn cũng đủ cảm thấy anh ta đáng bị vào tù, hành động của anh ta đáng bị lên án đáng bị cả xã hội phỉ báng….

Thế mới nói là báo chí chính là cái thứ điều phối dư luận là con dao hướng dư luận đến đâu và khi nó muốn giết ai, nhấn chìm ai thì người đó phải chết.

Chuyện từ thiện

Nhân vật TooHey, dùng thu nhập ít ỏi của mình để đóng góp từ thiện cho rất nhiều tổ chức. nhưng không bao giò cho bất cứ ai vay một đồng nào. Anh ko bao giờ yêu cầu những người bạn giàu có của anh trực tiếp giúp đỡ những người đang thiếu thốn, nhưng anh lấy từ họ những khoản tiền lớn để đưa vào tổ chức từ thiện. Nhân vật này rao giảng đều về long từ thiện, sự hy sinh, giúp đỡ người nghèo. Toàn bộ xã hội trong tác phẩm này đề cao nhân vật TooHey, coi ông là một hình tượng, là chuẩn mực cho tất cả mọi thứ. Ông là người điển hình cho chủ nghĩ vị nhân sinh. Tất cả những gì ông ta làm không phải là vì người khác. Ông ta làm từ thiện chỉ là cái màn chắn để tạo ra lớp áo cà-sa cho mục đích xấu xa cuối cùng của ông là quyền lực, là thâu tóm toàn xã hội. Thứ quyền lực mà ông ta muốn không phải là thứ quyền lực chính trị hay kinh tế mà là thứ quyền lực nắm giữ linh hồn người khác. Theo ý hiểu của bản thân mình, là ông này muốn dùng ngòi bút của mình để điều phối dư luận, bất kỳ điều gì ông ta làm và nói ra đều đúng và xã hội phải tuân theo. Ông ta ghét cay ghét đắng Roark, bởi vì anh không làm những gì mà xã hội muốn anh chỉ làm những gì mà anh muốn và anh cho là đúng.

Tờ báo nổi tiếng trong tác phẩm mang tên “ Tờ ngọn cờ” cũng dungf những câu chuyện mùi mẫn để kêu gọi long từ thiện của mình để quyên góp tiền và họ dung nó vào việc thì thì không ai hay.

Có nhiều người tìm đến từ thiện chỉ vì muốn cho tâm hồn họ nhẹ bớt những xấu xa họ đã làm. Họ nghĩ vất mấy đồng vào từ thiện sẽ làm họ trợ lên cao quý có phẩm hạnh hơn.

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here